Nhà mái Nhật hay còn gọi là mái lùn là một trong những mẫu nhà thuộc kiến trúc của xứ sở hoa anh đào được du nhập vào nước ta một vài năm gần đây. Được lấy cảm hứng thiết kế từ những ngôi nhà truyền thống của Nhật Bản, tuy nhiên để phù hợp với thẩm mỹ và điều kiện khí hậu của Việt Nam, những ngôi nhà mái Nhật đã có sự điều chỉnh hợp lý, hài hòa hơn.
Vậy kiến trúc nhà mái Nhật có gì khác biệt với Biệt thự mái Thái? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ về kiến trúc mái Nhật cũng như sự khác nhau cơ bản giữa nhà mái Nhật và mái Thái.
1. Mái Nhật là gì? Mái Nhật có những loại nào?
Mái Nhật là kiểu mái có nguồn gốc từ đất nước mặt trời mọc Nhật Bản. Mái Nhật còn được gọi là mái lùn vì độ dốc mái nhẹ, mở rộng ra các hướng khác nhau, có thiết kế chồng lớp. Giải thích nguyên nhân vì sao mái Nhật có độ dốc nhẹ bởi ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên của đất nước này, cụ thể là khí hậu ôn đới lạnh, ít mưa nên phần mái chỉ cần đủ dốc để dễ dàng thoát nước.
Nhà mái Nhật được phân thành 2 loại: mái ngói dốc và ngói bằng bê tông
– Mái ngói dốc: độ dốc gần tương tự như mái Thái nhưng độ dốc nhỏ hơn, phát triển ra nhiều hướng, bao gồm những mái nhỏ giao mái lớn, xếp chồng lớp lên nhau, tạo cảm giác lượn sóng, bắt mắt.
– Mái ngói bằng: không phải là mái đổ bằng vuông vắn như những mẫu Biệt thự Hiện đại mà là một sự phá cách nhỏ trong thiết kế hình khối mái: được đổ rộng và dài ra bốn góc nhằm tránh nắng, mưa hắt vào trong nhà. Kiểu mái này thể hiện được sự trẻ trung, tối giản nên được các gia đình trẻ rất ưa chuộng.
Những mẫu Biệt thự mái Nhật đề cao sự đơn giản, tiện nghi, không quá cầu kỳ, chất liệu được sử dụng đa dạng: ngói vẩy, ngói sóng, mái tôn, mái bằng bê tông với chi phí hợp lý, dễ tìm mua ngoài thị trường.
2. Vì sao kiến trúc nhà mái Nhật được người Việt đặc biệt yêu thích
Mái Nhật sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi trội khiến nó ngày càng được ưa chuộng và phổ biến tại Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu xem kiến trúc mái Nhật có những ưu điểm gì đặc biệt ngay dưới đây nhé :
2.1. Những mẫu Biệt thự mái Nhật có kiểu dáng độc đáo, mới lạ, hút mắt người nhìn
Mái Nhật cũng gần giống như mái Thái nhưng do có độ dốc nhẹ hơn (<40 độ) nên nó tạo nên một khuôn mái cân bằng đồng đều đẹp.
Mái ngói kiểu Nhật là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách mái Thái và mái ngói dốc châu Âu cổ điển. Sự khéo léo trong việc dung hòa giữa hai nền kiến trúc phương Đông và phương Tây mang đến một cảm giác mới lạ, độc đáo, tạo nên điểm nhấn ấn tượng cho tổng thể ngôi nhà.
Không chỉ vậy, mái Nhật còn kết hợp được đa dạng với nhiều phong cách kiến trúc khác nhau từ cổ điển, Tân cổ Pháp mang hơi thở Âu Mỹ đến thiết kế nhiều tầng kiểu Hiện đại. Kiểu mái này dù là mái dốc nhưng lại có độ bằng tương đối, luôn có có độ bằng ở trên đỉnh chóp, thường mái dốc Thái sẽ thiết kế đỉnh chóp nhọn nhưng thiết kế mái kiểu Nhật đã nhẹ nhàng phá vỡ quy luật ấy, một sự phá cách dễ chịu và thu hút những người thích những thiết kế mới mẻ độc đáo lạ mắt.
2.2. Thiết kế Biệt thự mái Nhật đơn giản, tiện nghi, phù hợp với mọi diện tích, mọi không gian
Những thiết kế nhà mái Nhật luôn đề cao sự tiện lợi, đơn giản, đúng với phong cách sống không cầu kỳ, câu nệ của người Nhật Bản. Mặt khác, khi du nhập vào Việt Nam, kiến trúc nhà mái Nhật được cải tiến, sáng tạo thêm để phù hợp với lối sống của người Việt và điều kiện khí hậu của nước ta.
Chính vì vậy, nếu để ý kỹ, bạn có thể dễ dàng phát hiện thiết kế nhà mái Nhật phù hợp với mọi diện tích, mọi không gian nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng không gian sống tiện nghi cho gia chủ. Bên cạnh đó, loại hình nhà này còn ưu tiên không gian mở gần gũi với thiên nhiên như sân vườn, tiểu cảnh và những gì thuộc về thực tế.
2.3. Thiết kế Biệt thự mái Nhật sử dụng nhiều chất liệu đa dạng, hình dáng làm bật lên cá tính chủ nhân
Với kiểu mái này, bạn có thể thoải mái lựa các dạng mái khác nhau, miễn là bạn thích và nó toát lên được cá tính của bạn bởi mái Nhật thích hợp với mọi kiểu dáng nhà ở. Nhà kiểu Nhật nói chung hay mái nhà kiểu Nhật nói riêng cũng được đánh giá là một trong những quốc gia có nền kiến trúc sáng tạo và chất liệu đa dạng nhất châu Á.
– Chất liệu sử dụng cho mái có thể là những chất liệu tự chế phá cách hay những chất liệu trang trí ngoại thất mái vô cùng độc đáo mới mẻ mà chỉ có ở phong cách nhà kiểu Nhật.
– Hình dáng của những mái nhà kiểu Nhật vô cùng đa dạng: mở rộng theo tính cách, gu thẩm mĩ của người sử dụng, tạo nên sự mới mẻ, độc đáo.
3. Phân biệt mái Nhật với mái Thái
Ngoài đặc điểm chung duy nhất của hai loại mái này là sử dụng ngói dán và có độ dốc thì mái Nhật và mái Thái có những sự khác biệt như sau:
– Mái Thái có độ dốc lớn hơn mái Nhật, nếu như mái Thái được thiết kế chóp nhọn thì mái Nhật có độ bằng tương đối ở trên đỉnh chóp.
– Mái ngói dốc Nhật cũng có dạng gần giống với kiểu mái Thái như những mẫu nhà biệt mái Thái ở nước ta, nhưng độ dốc của những mái nhà kiểu Nhật thấp hơn nhiều so với mái Thái thường là nhỏ hơn <40% độ dốc đủ để thoát được nước mưa và tạo một khuôn mái cân bằng đồng đều đẹp.
Có thể nói, kiến trúc mái Nhật là sự trải dài của nền văn hóa Á Đông đặc trưng, là sự dung hòa giữa sân vườn và quang cảnh, là sự ngọt ngào trong những hàng cây mái lá, là sự nhẹ nhàng tinh tế trong từng chi tiết, sự tỉ mỉ và cầu kì trong từng thiết kế mái. Chính những điều ấy đã khiến cho kiến trúc nói chung và mái nhà kiểu Nhật nói riêng trở thành trào lưu mạnh mẽ được du nhập và phát triển về nước ta.